Những vấn đề bất cập Điện_mặt_trời_ở_Việt_Nam

Vấn đề đấu nối

Sự bùng nổ các dự án điện mặt trời và điện gió tại các vùng tiềm năng dẫn đến quá tải lưới điện. Tại những vùng như vậy thì lưới điện vốn có hầu hết là lưới điện tiêu thụ, nay phải chuyển đổi sang truyền tải hai chiều [13].

Mặt khác các nhà máy điện mặt trờiđiện gió sản xuất ra điện năng thăng giáng tùy theo mức nắng gió và là thứ không thể kiểm soát hoặc dự báo trước được. Nó khác với trong thủy điện hay nhiệt điện có thể chủ động điều chỉnh lượng năng lượng cấp cho tua bin để duy trì điện năng sản ra theo nhu cầu. Điều này dẫn đến phải có đầu tư nhất định để chuyển đổi truyền tải phù hợp, cũng như nhà máy phải xây dựng hệ thống đấu nối phù hợp.

Các dự án ở vị trí gần với thủy điện hoặc nhiệt điện có điều kiện thuận lợi để đầu nối. Trong số đó là nhà máy có dàn thu năng lượng đặt ở vùng hồ thủy điện.

Tuy nhiên các dự án ở xa, không thuận lợi đấu nối vào lưới điện có thể không xử lý nổi khó khăn này [14], dẫn đến một bộ phận nhà đầu tư "tháo chạy khỏi điện mặt trời" [15].

Nguy cơ ô nhiễm

Trước mắt thì điện mặt trời được coi là sạch và thân thiện với môi trường. Việc khai thác điện gần như không có tác động đến các yếu tố khí hậu nào. Tuy nhiên quá trình vận hành có thể xả ra môi trường hai nguồn chất độc hại.

  • Các dung môi tẩy rửa bề mặt tấm pin, chảy trực tiếp xuống vùng nền đất hoặc hồ nước, đặc biệt khi hệ thống rửa thiết kế không phù hợp, không thu hồi nước rửa.
  • Những vật liệu hư hỏng, những tấm pin hỏng mà nhà máy điện mặt trời thải ra.

Các tấm pin mặt trời được coi là bền chắc, sản phẩm từ các hãng có uy tín có thời gian phục vụ đến 25 năm. Thời gian như vậy tuy dài nhưng cũng là có hạn. Mặt khác do các sự cố va đập, sét đánh hay vì nguyên nhân khác, một số tấm pin hỏng dần trước khi đến thời gian sống chờ đợi. Việc xử lý hàng trăm ngàn tấm pin phế thải có nhiều chất độc hại là vấn đề lớn đối với môi trường, đặc biệt là ở Việt Nam thường có thói quen tấp đống vào một chỗ.

Nguy cơ này càng lớn khi pin mặt trời và các vật liệu phụ trợ được nhập từ các cơ sở sản xuất có độ tin cậy thấp, trong đó có từ các công ty Trung Quốc và từ nhà máy của họ ở Việt Nam [16][17][18].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Điện_mặt_trời_ở_Việt_Nam //books.google.com/books?id=i8rcHsOfPScC http://solarbotics.net/starting/200202_solar_cells... http://www.iea.org/publications/freepublications/p... http://baodatviet.vn/kinh-te/doanh-nghiep/nha-thau... http://icon.com.vn/vn-s83-147424-640/Top-8-Nhung-n... http://m.icon.com.vn/vi-VN/c580/147474/Phat-trien-... http://kingteksolar.com.vn/tin-tuc/viet-nam-co-nhu... http://enternews.vn/san-xuat-pin-mat-troi-sach-ma-... http://www.lpvn.vn/tin-kinh-te/du-an-ty-do-first-s... http://nangluongvietnam.vn/news/vn/dien-hat-nhan-n...